Tuesday, February 19, 2008

Jules Verne - Hai vạn dặm dưới biển - Chương 18

Jules Verne

Hai vạn dặm dưới biển

Chương 18


-Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không? Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon! Nê-mô chẳng chào hỏi gì. Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở. ông ta nói:
-Giáo sư nhìn xem: đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc sống ban ngày. Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô-ri, người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống. Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu "vâng", "tất nhiên", "rất đúng" trống rỗng thì thật là thừa. ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu.
-Đúng, nước ở đại dương tuần hoàn không ngừng. Sự tuần hoàn đó sở dĩ có là do nhiệt độ thay đổi, do muối và các vi sinh vật trong nước biển. Nhiệt độ thay đổi làm thay đổi tỷ trọng của nước, do đó tạo nên những luồng nước chảy ngược nhau. Nước biển bốc hơi rất ít ở hai cực, nhưng bốc hơi rất nhiều ở vùng xích đạo. Hiện tượng này tạo ra sự giao lưu thường xuyên qua các vùng biển đó. Ngoài ra, tôi còn phát hiện được sự tuần hoàn theo chiều thẳng đứng từ mặt biển xuống dưới sâu và ngược lại. Hiện tượng đó đúng là sự hô hấp của biển! Trong các vùng biển ấm, nước đại dương bị đốt nóng ở lớp trên chảy đến các vùng biển lạnh, nhờ bị lạnh đi nên đậm đặc hơn, nặng hơn và chìm xuống dưới. Sau đó càng gần vùng xích đạo nó càng bị hun nóng và nổi dần lên trên, rồi lại chảy về vùng biển lạnh. Đến hai cực, giáo sư sẽ thấy rõ kết quả của hiện tượng này và sẽ đánh giá được sự nhìn xa của thiên nhiên, vì nhờ quy luật này mà nước biển chỉ đóng băng ở lớp trên! Khi Nê-mô nói đến câu cuối cùng, tôi nghĩ bụng:
“Chẳng lẽ con người liều lĩnh này lại định cho tàu chạy tới hai cực?". Nê-mô im lặng và chăm chú nhìn biển cả, môi trường mà ông ta đang cố sức nghiên cứu cặn kẽ. Một lát sau, ông ta nói:
-Biển chứa một lượng muối đáng kể. Nếu như có thể tập trung tất cả muối bị hòa tan trong đại dương lại thì nó sẽ chất thành một khối bằng bốn triệu rưởi dặm khối. Và nếu trải đều trên mặt đất thì nó sẽ tạo thành một lớp dày hơn mười mét. Nhưng ngài chớ tưởng rằng muối chứa trong nước biển là do sự trái tính của thiên nhiên. Không phải đâu! Muối làm giảm sự bốc hơi của nước biển và giúp các miền khí hậu ôn hòa tránh được mưa nhiều. Vai trò làm cân đối hoạt động của thiên nhiên trên trái đất thật quan trọng, thật vinh quang! Nê-mô im lặng. ông ta đứng thẳng lên, đi mấy bước trên boong rồi lại bước về phía tôi:
-Còn hàng tỷ sinh vật có trong mỗi giọt nước cũng có vai trò không kém quan trọng. Chúng hấp thụ muối biển và chất vôi hòa tan trong nước. Khi chết đi, chúng lại trả lại cho nước những chất khoáng khác nhau, một phần dưới dạng xương dưới đáy biển. Thế là có một sự tuần hoàn mãi mãi, một cuộc sống vĩnh cửu! Cuộc sống ở biển khẩn trương hơn, thuận lợi hơn, vô cùng vô tận hơn trên đất liền. Nó nằm ngay trong mỗi giọt nước của biển cả trong môi trường rất nguy hại cho tính mạng con người nhưng rất có lợi cho hàng tỷ sinh vật khác, cho cả tôi nữa! Nói những lời đó, con người Nê-mô khác lạ hẳn đi và gây cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ. ông ta nói tiếp:
-Và cuộc sống thật sự là ở đây, chỉ ở đây thôi! Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lúx. Những thành phố độc lập, những thành phố tự do. Và nếu một tên bạo chúa nào đó... Thuyền trưởng Nê-mô ngắt câu nói bằng một cử chỉ đe dọa. Rồi ông ta hỏi tôi dường như muốn xua đuổi những ý nghĩ đen tối:
-Giáo sư có biết đại dương sâu bao nhiêu không?
-Thưa thuyền trưởng, tôi có biết những kết quả đo đạc.
-Kết quả cụ thể ra sao? Khi có dịp, tôi có thể kiểm tra lại.
-Nếu tôi không lầm thì độ sâu trung bình ở phía bắc Đại Tây Dương là tám ngàn hai trăm mét, còn ở Địa Trung Hải là hai ngàn năm trăm mét. Những cuộc đo đạc có kết quả nhất đã được tiến hành ở phía nam Đại Tây Dương. Kết quả: một vạn hai ngàn mét, một vạn bốn ngàn chín trăm linh một mét, một vạn năm ngàn một trăm bốn chín mét. Tóm lại, nếu đáy đại dương được san bằng thì độ sâu trung bình là khoảng bảy ki-lô-mét.
-Tốt lắm!
-Nê-mô trả lời.
-Tôi hy vọng sẽ cung cấp cho ngài những số liệu chính xác hơn. Về độ sâu trung bình ở vùng biển này của Thái Bình Dương, tôi có thể thông báo rằng nó không quá bốn ngàn mét. Nói đến đây, thuyền trưởng Nê-mô đi về phía nắp tàu rồi theo bậc thang sắt bước xuống dưới. Tôi đi theo ông ta. Ngay lúc đó chân vịt bắt đầu ngay, đồng hồ chỉ tốc độ hai mươi hải lý một giờ... Những ngày sau đó, thuyền trưởng Nê-mô rất ít đến thăm hỏi. Họa hoằn lắm tôi mới thấy ông ta. Còn viên thuyền phó thì cứ sáng sáng lại ghi đường đi của con tàu trên bản đồ rất cẩn thận giúp tôi xác định vị trí con tàu một cách chính xác. Công-xây và Nét Len ở bên tôi hàng tiếng đồng hồ. Công-xây thuật lại cho Nét nghe chuyện anh ta đã được thấy những kỳ quan gì trong chuyến dạo chơi ngầm dưới biển. Nét hối tiếc là đã không cùng đi. Tôi an ủi Nét rồi sẽ tổ chức xuống biển chơi một lần nữa. Hầu như ngày nào tấm cửa sắt ở phòng khách cũng mở ra mấy tiếng đồng hồ, và chúng tôi lại được đi sâu vào những bí mật của thế giới ngầm dưới biển. Tàu Nau-ti-lúx chạy theo hướng đông nam ở độ sâu một trăm -một trăm năm mươi mét. Nhưng có lần thuyền trưởng Nê-mô hứng lên cho tàu lặn sâu xuống hai ngàn mét. Nhiệt kế chỉ 4,25 độ, một nhiệt độ hình như chung cho độ sâu này ở mọi vĩ độ. Ba giờ sáng ngày 26 tháng 11 tàu Nau-ti-lúx qua bắc chí tuyến 172 độ kinh. Ngày 27 tháng 11 tàu ngang qua quần đảo Xan-uýt, nơi thuyền trưởng Cúc nổi tiếng hy sinh ngày 14 tháng 2 năm 1779. Thế là chúng tôi đã đi được bốn ngàn tám trăm sáu mươi dặm kể từ ngày bắt đầu cuộc hành trình. Buổi sáng, khi lên boong, tôi nhìn thấy đảo Ha-oai cách tàu hai hải lý. Đó là đảo lớn nhất trong số bảy hòn đảo của quần đảo Ha-oai. Tôi thấy rõ những cánh đồng trồng trọt, vùng đồi và những dãy núi dọc bờ biển, những núi lửa trong đó sừng sững ngọn Mu-na Rê-a cao năm ngàn mét.
Tàu Nau-ti-lúx vẫn chạy theo hướng đông nam. Ngày mùng 1 tháng 12, nó vượt qua xích đạo ở 142 độ kinh. Ngày 4 tháng 12, sau khi chạy khá nhanh và không xảy ra sự việc gì đặc biệt, tàu tới gần quần đảo Mác-ki-dơ. Qua quần đảo đẹp tuyệt vời ấy, từ mùng 4 tới 11 tháng 12 tàu đi được khoảng hai ngàn hải lý. Đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng 12 tàu gặp hàng đàn nhuyễn thể. Ban đêm chúng từ dưới biển sâu bơi lên các lớp nước trên rồi theo con đường di cư của cá trích và cá xác-đin mà bỏ sang vùng nước ấm hơn. Đây là cuộc di cư bình thường của hàng triệu tấn sinh vật biển!... Biển cả đang phô bày ra những bức tranh hết sức kỳ thú và muôn màu muôn vẻ. Biển cả chẳng những làm chúng tôi vui mắt, cho chúng tôi quan sát những sinh vật trong môi trường tự nhiên của chúng mà còn mở ra trước chúng tôi những bí mật thầm kín nhất. Ngày 11 tháng 12 tôi ngồi ở phòng khách và đọc một cuốn sách lấy ở thư viện của thuyền trưởng. Nét và Công-xây thì mải ngắm nước biển được chiếu sáng. Tàu Nau-ti-lúx đang dừng. Tàu cho nước vào đầy các bể chứa và đỗ ở độ sâu một ngàn mét, nơi rất ít sinh vật, rất ít cá to.
Tôi đang đọc cuốn sách tuyệt vời của Giăng Ma-xê thì Công-xây gọi tôi:
-Thưa giáo sư, ngài có thể lại đây một phút không ạ?
-Anh ta nói bằng một giọng khác lạ.
-Có việc gì thế, Công-xây? Tôi đứng dậy, bước tới cửa sổ và nhìn ra ngoài. Trong khoảng nước được đèn pha trên tàu rọi sáng, có một khối lớn màu đen đang lơ lửng. Tôi chú ý nhìn xem đó là gì. Trong óc tôi bỗng lóe lên một ý nghĩ.
-Tàu biển!
-Tôi kêu lên.
-Đúng, -Nét trả lời, -một chiếc tàu biển bị gãy cột buồm! Nét Len đã không lầm. Trước mắt chúng tôi là một chiếc tàu bị đắm. Vỏ tàu còn tốt. Hình như nó mới bị đắm cách đây mấy tiếng đồng hồ... Chiếc tàu gây một ấn tượng rất đáng buồn! Nhưng khi thấy những xác người bị trói chặt bằng dây cáp trên boong thì còn thê thảm hơn nhiều!... Chúng tôi lặng im và hết sức xúc động nhìn cảnh tàu đắm. Những con cá mập háu đói đã ngửi thấy mùi thịt người và xông đến. Khi tàu Nau-ti-lúx chạy vòng quanh chiếc tàu đắm, tôi thấy ở phía lái có dòng chữ đề:
“FLORIDA" SUNDERLAND

Jules Verne - Hai vạn dặm dưới biển - Chương 17

Jules Verne

Hai vạn dặm dưới biển

Chương 17


Tôi không xác định được là đã ngủ bao lâu, nhưng khi tỉnh dậy, tôi đã thấy mặt trời ngả xuống chân trời. Thuyền trưởng Nê-mô đã dậy, tôi cũng bắt đầu vươn vai, duỗi chân duỗi tay thì một sự bất ngờ làm tôi phải bật dậy. Cách chúng tôi vài bước, một con nhện biển khủng khiếp cao tới một mét, đang chằm chằm nhìn chúng tôi bằng đôi mắt lác và sẵn sàng lao tới. Mặc dù bộ đồ lặn khá dày không sợ bị cắn thủng, tôi vẫn không giấu được nỗi kinh sợ trong lòng. Lúc đó Công-xây và anh chàng thủy thủ cũng thức dậy. Thuyền trưởng Nê-mô chỉ cho anh thủy thủ xem con vật gớm ghiếc. Anh ta bèn lấy báng súng nện chết ngay tức khắc. Tôi thấy những chân nhện giãy giụa trong cơn hấp hối. Sự việc này buộc tôi nhớ lại rằng trong bóng tối của đáy biển còn có những con vật nguy hiểm hơn nhiều, quần áo lặn cũng không chống lại được. Cũng lạ là trước đó tôi chẳng hề nghĩ tới điều này! Từ giờ phải thận trọng hơn mới được. Tôi cảm thấy hình như cuộc dạo chơi của chúng tôi tới đây là hết. Nhưng tôi đã lầm. Thuyền trưởng Nê-mô chưa có ý định quay về tàu Nau-ti-lúx, ông ta vẫn dũng cảm đi lên phía trước. Đáy biển dốc tuột xuống. Khoảng ba giờ chiều, chúng tôi tới một chỗ đất trũng hẹp, hai bên là những mỏm đá thẳng đứng, cách mặt biển một trăm năm mươi mét. Nhờ bộ đồ lặn hoàn hảo, chúng tôi đã xuống chín mươi mét quá giới hạn mà thiên nhiên quy định cho những cuộc dạo chơi dưới nước của con người. Tôi xác định độ sâu ở chỗ chúng tôi đứng là một trăm năm mươi mét, mặc dù chẳng có một thứ máy đo nào. Nhưng tôi biết rằng ngay ở nơi nước trong nhất, những tia sáng mặt trời cũng không thể lọt xuống sâu hơn được. Cách mười bước chẳng nhìn thấy gì. Tôi đang dò dẫm thì bóng tối bỗng bị một tia sáng khá mạnh xuyên thủng. Thuyền trưởng Nê-mô đã bật đèn điện. Anh thủy thủ đi theo cũng bật đèn. Tôi và Công-xây làm theo. ánh đèn chiếu sáng một khoảng có bán kính hăm nhăm mét. Nê-mô dẫn chúng tôi đi ngày càng xa, vào giữa khu rừng sâu thẳm. Nơi đây cây cỏ hiếm dần. Vì thiếu ánh sáng mặt trời, ở độ sâu này hầu như chẳng còn loại thực vật nào, trong khi xung quanh chúng tôi vẫn còn nhiều động vật kỳ lạ. Vừa đi tôi vừa nghĩ bụng rằng ánh sáng điện sẽ thu hút sự chú ý của các động vật dưới biển sâu. Nhưng nếu chúng có tới gần thì vẫn ở một khoảng cách súng bắn không tới được. Thuyền trưởng Nê-mô mấy lần dừng lại tì súng lên vai ngắm, nhưng lại hạ súng xuống rồi tiếp tục đi. Cuối cùng, khoảng bốn giờ chiều, chúng tôi đi tới đích của cuộc dạo chơi này. Trước mặt chúng tôi bỗng dựng lên một bức tường đá hoa cương, một khối đá hùng vĩ có nhiều hang hốc không thể vượt qua được. Đó chính là chân đảo Crét-xpô! Nê-mô dừng lại.
ạng ta ra hiệu cho chúng tôi nghỉ chân. Tôi chẳng khao khát vượt qua bức tường này nên tuân theo lệnh Nê-mô. Đây là ranh giới mà ông ta không muốn vượt qua. Bên kia là một thế giới khác mà Nê-mô không muốn đặt chân vào! Chúng tôi quay về. Nê-mô dẫn đầu và vững vàng đưa chúng tôi lên phía trước. Tôi cảm thấy hình như mình trở về bằng lối khác. Con đường mới dốc đứng nên trèo rất mệt, một lát sau chúng tôi lên tới gần mặt biển. Việc đi lên những lớp nước trên diễn ra từ từ và không thể có ảnh hưởng gì xấu. Ngược lại, áp lực thay đổi đột ngột có thể gây nguy hại cho cơ thể con người và đe dọa tính mạng những thợ lặn thiếu thận trọng. Mấy phút sau, chúng tôi lại đi vào lớp nước được chiếu sáng. Mặt trời đã lặn gần sát chân trời, và những tia sáng bị khúc xạ trong nước chiếu lên tất cả những vật xung quanh một ánh hào quang rực rỡ. Chúng tôi đi dưới độ sâu mười mét, từng đàn đủ loại cá lượn quanh. Cá nhiều và bơi nhanh hơn chim bay trên trời, nhưng chẳng con nào đáng bắn. Thuyền trưởng Nê-mô bỗng đưa súng lên vai rồi ngắm vào một con vật nào đó đang thấp thoáng trong bụi rậm. ông ta bóp cò. Một tiếng rít nhẹ phát ra, thế là con vật bị trúng đạn ngã gục cách chúng tôi năm bước. Đó là một con rái cá tuyệt đẹp, loại bốn chân duy nhất sống ở biển. Bộ lông rái cá dài tới một mét rưỡi, màu nâu sẫm, ở đầu bốn chân màu trắng bạc, rất được ưa chuộng trên thị trường Nga và Trung Quốc. Vì mềm và mượt nên bộ lông con rái cá này trị giá ít nhất hai ngàn Phrăng. Tôi thích thú ngắm nhìn con vật có vú, đầu dẹt, tai ngắn, mắt tròn, có ria mép trắng như ria mèo, có màng chân rất phát triển và đuôi bông. Loài thú này bị săn bắt quá nhiều nên hết sức hiếm, chỉ còn thấy ở phía bắc Thái Bình Dương và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Người thủy thủ vác xác con vật lên vai và chúng tôi lại đi tiếp. Chúng tôi bước trên cát phẳng suốt một tiếng đồng hồ. Đôi chỗ đáy gồ lên đến mức chúng tôi chỉ còn cách mặt biển hai mét... Đến đây, tôi được chứng kiến một phát súng kỳ diệu nhất mà người đi săn ít khi thấy. Trên đầu chúng tôi có một con chim lớn đang xòe rộng cánh bay. Khi nó cách mặt biển mấy mét, người thủy thủ ngắm rồi nổ một phát súng. Con chim rơi thẳng xuống biển mạnh đến nỗi thắng được sức cản của nước và chìm tới ngay chỗ chàng thủy thủ thiện xạ. Đó là một con chim báo bão, tiêu biểu xuất sắc cho các loài chim sống ngoài biển. Phát súng không dự kiến này không làm chúng tôi đi chậm lại. Trong hai tiếng đồng hồ, chúng tôi khi thì bước trên đáy cát bằng, khi thì len qua những bãi tảo. Tôi đang mệt lử thì một vệt sáng mờ bỗng xuyên qua bóng đêm tới nửa hải lý. Đó là ánh đèn pha của tàu Nau-ti-lúx. Thế là chỉ còn hai mươi phút nữa là về tới tàu! Tôi sắp được nghỉ ngơi thoải mái rồi! Tôi bắt đầu cảm thấy dưỡng khí trong bình sắp cạn. Nhưng tôi không biết được rằng một cuộc gặp gỡ bất ngờ sẽ làm chúng tôi về tàu chậm một lúc. Tôi đang đi cách mấy người kia chừng hai chục mét. Thuyền trưởng Nê-mô bỗng quay ngoắt lại và bước về phía tôi. Cánh tay mạnh mẽ của ông ta ấn tôi nằm xuống sát mặt đất; người thủy thủ cũng làm như vậy đối với Công-xây. Trong giây phút đầu tiên, tôi chẳng hiểu vì sao có sự "tấn công" bất ngờ đó, nhưng thấy Nê-mô nằm yên bên cạnh, tôi an tâm. Tôi nằm thẳng dưới đất, có tảo phía trên che chở. Ngước nhìn lên, tôi thấy mấy bóng đen to tướng và sáng lấp lánh đang lướt qua. Tôi sởn gai ốc.
Tôi đã nhận ra những con cá khủng khiếp này. Đó là hai con cá mập, loại cá ăn thịt người, có đuôi lớn, mõm có những chấm sáng. Cái mõm gớm ghiếc này có thể đớp một cái là đứt đôi người! Tôi không biết Công-xây có xếp loại cá mập không, nhưng về phần mình, tôi nhìn cái bụng trắng bạc, hai hàm răng nhọn của chúng bằng con mắt của một nạn nhân hơn là của một nhà sinh học. Cũng phúc cho chúng tôi, là những con vật phàm ăn này mắt rất kém. Chúng bơi vụt qua mà không thấy chúng tôi. Thế là chúng tôi may mắn vượt qua được một nỗi nguy hiểm lớn hơn là gặp hổ giữa rừng sâu. Nửa tiếng sau, chúng tôi về tới tàu Nau-ti-lúx. Nắp tàu mở, chúng tôi vừa chui vào căn phòng con thì thuyền trưởng Nê-mô đóng sập cửa ngoài rồi ấn nút. Máy bơm trên tàu chạy làm mực nước xung quanh chúng tôi rút xuống rất nhanh. Mấy giây sau, trong phòng chẳng còn một giọt nước nào. Lúc đó, cánh cửa trong mở ra, chúng tôi bước sang phòng thay quần áo. Chúng tôi khá vất vả mới tháo bỏ được bộ đồ lặn. Tôi vừa quá mệt, vừa buồn ngủ nhưng hết sức thỏa mãn về cuộc dạo chơi tuyệt đẹp dưới đáy biển sâu. Tôi trở về phòng riêng của mình.

Jules Verne - Hai vạn dặm dưới biển - Chương 16

Jules Verne

Hai vạn dặm dưới biển

Chương 16


-ông Nét, ông nghe tôi, rừng ở đảo Crét-xpô là rừng ngầm dưới biển cơ mà!
-Biết rồi!
-Nét trả lời. Anh ta thất vọng vì ao ước được ăn thịt thú rừng bị tiêu tan.
-Còn ngài, lẽ nào ngài cũng định khoác cái của này lên người?
-Phải mặc thôi, ông Nét ạ!
-Tùy ngài!
-Nét nhún vai.
-Về phần tôi, tôi sẽ chẳng bao giờ tự nguyện làm việc đó.
-ông Nét ạ, không ai ép buộc ông đâu.
-Nê-mô nói.
-Thế Công-xây có dám liều mạng đi không?
-Nét hỏi.
-Giáo sư đi đâu, tôi đi đấy.
-Công-xây trả lời. Thuyền trưởng gọi hai thủy thủ đến giúp chúng tôi mặc bộ đồ lặn khá nặng bằng cao su không thấm nước. Bộ đồ này nhằm chống lại áp suất lớn, trông giống chiếc áo giáp của hiệp sĩ thời trung cổ, chỉ khác ở chỗ co giãn được. Bộ đồ lặn gồm một cái mũ trùm kín đầu, một áo, một quần và một đôi giày có đế cao bằng chì. Thuyền trưởng Nê-mô, một thủy thủ to lớn, Công-xây và tôi nhanh nhẹn mặc đồ lặn vào người. Chỉ còn việc đội cái mũ bằng kim loại lên đầu. Nhưng trước khi làm việc đó, tôi xin phép thuyền trưởng xem mấy khẩu súng. Đó là loại súng săn thông thường, báng bằng thép trong rỗng và hơi to hơn báng súng bắn đạn nổ. Báng súng là nơi chứa khí nén thông với nòng ngay khi cò súng mở nắp bình chứa. Trong ổ có chừng hai mươi viên đạn có điện được một lò xo đặc biệt đưa lên nòng súng. Sau mỗi phát, súng lại tự động nạp đạn. Tôi nói:
-Thưa thuyền trưởng, súng của ngài thật tuyệt diệu mà cấu trúc lại thật đơn giản. Tôi nóng lòng muốn được bắn thử. Nhưng chúng ta sẽ xuống đáy biển bằng cách nào?
-Tàu đang đỗ ở chỗ nước cạn, sâu độ mười mét, chúng ta có thể ra ngoài được.
-Ra bằng cách nào ạ?
-Rồi ngài sẽ thấy.
Thuyền trưởng Nê-mô đội mũ sắt lên đầu. Công-xây và tôi làm theo ông ta, còn Nét thì chúc chúng tôi "đi săn may mắn" bằng một giọng mỉa mai. Cổ áo chúng tôi được lắp một cái vòng bằng đồng có lỗ để vít chặt với chiếc mũ sắt hình cầu. Khi quay đầu, có thể nhìn ra bốn phía qua ba tấm kính dày ở mũ. Sau khi mở vòi khí nén ở máy Ru-cây-rôn đeo sau lưng, tôi buộc chiếc đèn Rum-coóc-phơ vào thắt lưng rồi cầm lấy súng. Bộ đồ lặn nặng nề và đặc biệt là đôi giày được đổ chì ghìm chặt chân tôi xuống sàn. Tôi cảm thấy không thể nhấc nổi chân lên nữa. Nhưng mọi sự đều được dự tính trước. Tôi được đẩy vào một căn phòng nhỏ liền với phòng chứa quần áo. Những người cùng đi cũng vào theo. Tôi thấy tiếng cửa sập lại và bóng tối trùm xuống. Mấy phút sau, tôi nghe thấy tiếng rít và cảm thấy hơi lạnh dâng từ dưới lên. Đúng là ở buồng máy người ta đã mở vòi để nước chảy vào căn phòng chúng tôi đang đứng. Nước vừa ngập phòng thì cánh cửa thứ hai ở ngay thành tàu mở ra. Bên ngoài tranh tối tranh sáng. Một phút sau, chân chúng tôi đã chạm đáy biển. Làm sao có thể miêu tả được những ấn tượng về cuộc dạo chơi dưới biển này? Lời lẽ quả là bất lực trong việc dựng lại những kỳ quan của đáy đại dương. Nếu bút vẽ của họa sĩ cũng không đủ sức truyền đạt lại tất cả vẻ diễm lệ của biển cả thì sao có thể miêu tả được vẻ đẹp ấy bằng cây bút viết? Thuyền trưởng Nê-mô đi đầu, còn người thủy thủ thì đi sau chúng tôi mấy bước. Tôi và Công-xây đi cạnh nhau, làm như có thể nói chuyện với nhau trong chiếc mũ sắt vậy! Tôi không còn cảm thấy sức nặng của bộ đồ lặn và của bình chứa khí nén nữa.
Khi chìm xuống nước, tất cả những vật đó đều đã mất đi một trọng lượng bằng trọng lượng của nước bị chúng chiếm chỗ. Tôi sẵn sàng ca ngợi định luật vật lý đó của ác-si-mét. Nhờ nó tôi không còn là một khối ì nữa, mà đã có thể cử động tương đối dễ dàng. ánh sáng do đèn phát ra chiếu sáng trưng đáy biển. Tất cả những vật ở cách xa một trăm mét đều rõ mồn một. Môi trường quanh tôi trông tựa không khí, tuy đặc hơn nhưng cũng trong như vậy. Phía trên tôi là mặt biển lặng sóng. Chúng tôi đi trên nền cát mịn phẳng lì mà nước triều lên xuống không để lại một vết tích gì. Tấm thảm cát này quả là cái gương phản chiếu những tia sáng mặt trời. Khi tôi nói rằng ở độ sâu mười mét đáy biển cũng sáng như mặt đất ban ngày, chẳng biết có ai tin không? Chúng tôi đi đã được mười lăm phút trên mặt cát lấp lánh. Thân tàu Nau-ti-lúx nhìn xa trông như một dải đá ngầm mờ dần đi, nhưng ánh sáng do đèn pha trên tàu chiếu ra sẽ chỉ đường cho chúng tôi về tàu khi trời tối. Ai đã quen với thứ ánh sáng điện tản mạn, lạnh lùng của các thành phố trên mặt đất thì khó hình dung được sức phản chiếu ánh sáng ở đáy biển. Trên mặt biển, ánh điện xuyên qua không khí chứa đầy bụi, làm chúng ta có cảm tưởng như đứng trước đám sương mù sáng đục. Nhưng trên mặt biển cũng như dưới biển sâu, ánh sáng điện có sức mạnh rất lớn. Chúng tôi đi mãi trên dải cát mênh mông. Tôi lấy tay khỏa nước sau lưng. áp lực nước trong nháy mắt xóa sạch vết chân tôi trên cát. Một lúc sau, ở phía xa dần dần hiện lên hình thù mọi vật. Tôi phân biệt được bóng dáng hùng vĩ của những mỏm đá ngầm và bị lóa mắt bởi hiện tượng ánh sáng đặc biệt chỉ có ở môi trường nước. Lúc đó là mười giờ sáng. Những tia sáng mặt trời chênh chếch bị khúc xạ trong nước giống như qua một lăng kính và tô điểm mép ngoài các mỏm đá, các vỏ ốc, trai... bằng cả bảy sắc của quang phổ mặt trời. Nhìn sự hòa hợp diệu kỳ các màu sắc đó thật sướng mắt! Sao tôi không thể trao đổi cảm xúc với Công-xây, những cảm xúc đang lay động óc tưởng tượng của tôi? Sao tôi không thể chia sẻ niềm hân hoan phấn khởi với Công-xây nhỉ? Sao tôi không biết làm những tín hiệu như thuyền trưởng Nê-mô và người thủy thủ cùng đi để trao đổi ý nghĩ với Công-xây nhỉ? Không tìm được cách giải quyết, tôi đành tự chuyện trò với mình, do đó lãng phí khá nhiều không khí dự trữ rất quý giá. ... Tôi mải ngắm những vật lạ trên con đường ngắn ngủi không hơn một phần tư hải lý, và mỗi lần tôi ngừng lại, thuyền trưởng Nê-mô lại ra hiệu mời tôi đi theo. Một lát sau, tính chất đáy biển thay đổi. Nền cát phẳng phiu nhường chỗ cho lớp bùn dính nhơm nhớp. Tiếp đó, chúng tôi đi ngang qua một bãi tảo dày đặc. Về độ mềm, những bãi tảo dưới đáy biển có thể sánh được với loại thảm dệt khéo nhất. Tảo chẳng những trải ra dưới chân mà còn giăng ngang trên đầu. Những cây cỏ dưới biển đan quấn vào nhau tạo thành những vòm màu xanh ở mặt nước.
Tảo quả là châu ngọc của tạo hóa, là một hiện tượng diệu kỳ trong giới sinh vật. Nó gồm những cơ thể thực vật vừa nhỏ nhất vừa lớn nhất. Bên cạnh những loại tảo li ti mà bốn vạn cây có thể xếp trên năm mi-li-mét vuông, ta còn gặp những loại tảo màu nâu xám dài tới một trăm mét. Chúng tôi ra khỏi tàu Nau-ti-lúx đã được một tiếng rưỡi đồng hồ. Bây giờ đã gần trưa. Tôi đoán như vậy là căn cứ vào những tia sáng mặt trời thẳng đứng không bị khúc xạ trong nước nữa. Các màu sắc huyền ảo đã biến mất. Chúng tôi đi, mỗi bước chân đều vang lên trong nước. Một tiếng động nhỏ cũng lan ra với tốc độ mà tai chúng ta không quen. Nước là môi trường dẫn âm thanh nhanh hơn không khí bốn lần. Đường đi vẫn dốc xuống. ánh sáng mặt trời đã mất hiệu lực. Chúng tôi ở độ sâu một trăm mét và chịu áp suất 10 át-mốt-phe. Nhưng bộ đồ lặn đã giúp chúng tôi thắng được áp lực đó. Tuy vậy, tôi cũng cảm thấy hơi đau ở các đốt tay, nhưng cảm giác đó cũng chỉ thoáng qua. Tôi chẳng thấy mệt mỏi gì sau hai tiếng đồng hồ đi trong bộ đồ lặn đặc biệt này. Trong môi trường nước tôi đã vận động một cách hết sức dễ dàng. ở độ sâu một trăm mét, tôi vẫn cảm thấy những tia phản chiếu cuối cùng của mặt trời đang lặn và nhường chỗ cho hoàng hôn. Nhưng chúng tôi vẫn chưa phải dùng đến máy Rum-coóc-phơ. Thuyền trưởng Nê-mô bỗng dừng lại. Khi tôi bước tới chỗ ông ta thì ông ta chỉ cho tôi một khối xám sẫm hiện lên trong bóng tối mờ mờ, cách chúng tôi không xa. "Đảo Crét-xpô" -tôi nghĩ bụng như vậy và đã không lầm.

Jules Verne - Hai vạn dặm dưới biển - Chương 15

Jules Verne

Hai vạn dặm dưới biển

Chương 15


Một chi tiết đáng chú ý: tôi đã ghi nhật ký trên giấy làm bằng cỏ biển.
Ngày 11 tháng 11, tôi thức dậy từ sáng sớm. Làn không khí mát lành báo hiệu tàu đã nổi lên mặt đại dương để dự trữ dưỡng khí. Tôi bước ra phía cầu thang rồi trèo lên boong. Lúc đó là sáu giờ sáng. Trời ảm đạm, biển màu xám nhưng chỉ hơi gợn sóng. Liệu thuyền trưởng Nê-mô có xuất hiện không? Tôi hy vọng gặp ông ta ở đây. Nhưng ngoài người lái tàu ngồi trong phòng kính, trên boong chẳng có ai. Ngồi trên chỗ để xuồng nhô lên khỏi thân tàu, tôi tranh thủ thở hít không khí đại dương đượm mùi muối. Những tia nắng mặt trời dần dần xua tan sương mù. ở chân trời phía đông nhô lên một vừng tròn đỏ rực. Biển bùng lên như thuốc súng. Những áng mây cao và tản mạn nhuốm những màu sắc êm dịu lạ thường, còn những đám mây vẫn viền quanh thì báo trước một ngày lộng gió. Nhưng tàu Nau-ti-lúx thì đến bão cũng chẳng sợ nữa là gió! Tôi đang hân hoan đón mặt trời mọc -một hiện tượng huy hoàng đầy sức sống của thiên nhiên -thì bỗng nghe tiếng chân bước. Tôi chuẩn bị chào thuyền trưởng Nê-mô, nhưng đó chỉ là thuyền phó -tôi đã thấy ông này trong buổi gặp gỡ đầu tiên với Nê-mô. ạng ta lên boong, hình như không nhận ra sự có mặt của tôi. ạng ta đưa ống nhòm lên mắt và hết sức chăm chú quan sát chân trời. Rồi ông ta đi tới chỗ nắp tàu và nói một câu. Tôi nhớ rất chính xác vì sau này nó được nhắc đi nhắc lại hằng ngày trong những trường hợp tương tự. Câu đó như sau:
“Nautron respoc lorni virch!" Nghĩa là gì, tôi cũng chịu! Nói xong, thuyền phó đi xuống. Tôi sợ tàu lặn xuống nên cũng vội vã xuống theo. Năm ngày nữa trôi qua, không có gì thay đổi. Sáng nào cũng theo lên boong. Sáng nào thuyền phó cũng nói câu ấy. Thuyền trưởng Nê-mô vẫn không xuất hiện. Tôi tưởng sẽ chẳng bao giờ gặp lại ông ta nên đành an phận. Nhưng ngày 16 tháng 11, khi cùng Nét và Công-xây vào phòng, tôi thấy một mảnh giấy gửi cho tôi để trên bàn. Tôi vội mở ra xem. Thư viết tiếng Pháp nhưng kiểu chữ gô-tích in giống kiểu chữ cái Đức.
Kính gửi giáo sư A-rô-nắc, trên tàu Nau-ti-lúx. Ngày 16 tháng 11 năm 1867. Thuyền trưởng Nê-mô mời giáo sư tham gia cuộc đi săn sáng mai trong khu rừng của thuyền trưởng ở đảo Crét-xpô. Thuyền trưởng hy vọng rằng sẽ không có gì cản trở giáo sư nhận lời này. Ngoài ra, thuyền trưởng rất sung sướng nếu những người bạn của giáo sư sẽ cùng đi.
Chỉ huy tàu Nau-ti-lúx Thuyền trưởng Nê-mô.
-Đi săn à?
-Nét hỏi.
-Trong khu rừng của ông ta ở đảo Crét-xpô nữa chứ!
-Công-xây thêm.
-Thế là con người này đôi khi cũng lên bờ?
-Nét hỏi.
-ạng ta nói rất rõ ràng như vậy, -tôi vừa đọc lại thư vừa trả lời.
-Còn đợi gì nữa! Ta nhận lời mời thôi.
-Nét nói.
-Lên tới mặt đất, ta sẽ có cách xử sự. Thêm nữa, nếu được chén một miếng thịt tươi cũng tốt. Tôi không muốn xác định mối quan hệ giữa lòng căm ghét đất liền của thuyền trưởng Nê-mô với lời mời đi săn ở đảo Crét-xpô nên chỉ trả lời:
-Trước hết ta hãy xem đảo đó trên bản đồ ở 34,40 độ vĩ bắc và 167,50 độ kinh đông. Nó được thuyền trưởng Crét-xpô phát hiện ra năm 1801, và trên các bản đồ Tây Ban Nha cổ, nó có tên là Rocca de la Plata, nghĩa là "Mỏm đá bạc". Thế là chúng tôi đã cách điểm xuất phát một ngàn tám trăm hải lý và tàu Nau-ti-lúx đã hơi quay mũi về hướng đông nam. Tôi chỉ cho Nét và Công-xây xem hòn đảo nhỏ và lởm chởm đá, chơi vơi ở phía bắc Thái Bình Dương. Tôi nói:
-Nếu thuyền trưởng Nê-mô có đôi khi lên cạn thì tất nhiên ông ta phải chọn những hòn đảo hoang vắng nhất. Nét Len không trả lời mà chỉ lắc đầu, rồi cùng Công-xây đi ra. Sau buổi tối do người phục vụ câm lặng mang đến, tôi đi ngủ mà lòng vẫn hơi băn khoăn. Sớm 17 tháng 11, khi ngủ dậy, tôi thấy tàu Nau-ti-lúx đứng yên tại chỗ. Tôi vội mặc quần áo rồi sang phòng khách. Thuyền trưởng Nê-mô chờ tôi ở đó. Thấy tôi vào, ông ta cũng đứng dậy chào và hỏi tôi có đồng ý cùng đi săn không. Nê-mô không nhắc nhở gì đến chuyện ông ta vắng mặt tám ngày nên tôi cũng không đề cập tới vấn đề đó mà chỉ trả lời là tôi và hai người cùng đi đã sẵn sàng. Tôi nói thêm:
-Nhưng xin ngài cho tôi hỏi một điều.
-Ngài cứ tự nhiên. Nếu có thể, tôi sẽ trả lời.
-Thưa thuyền trưởng, ngài đã cắt đứt mọi quan hệ với đất liền, sao ngài lại làm chủ những khu rừng trên đảo Crét-xpô?
-Thưa giáo sư, rừng của tôi không cần ánh sáng mặt trời, cũng chẳng cần nắng ấm. ở đó không có sư tử, hổ, báo hay bất cứ một loài bốn chân nào khác. Những khu rừng đó chỉ có mình tôi biết và chỉ tồn tại cho riêng tôi. Đó không phải là rừng trên mặt đất mà ngầm dưới biển.
-Rừng ngầm à?
-Tôi sửng sốt.
-Vâng.
-Thuyền trưởng định mời tôi đi thăm khu rừng ấy?
-Đúng vậy.
-Đi bộ.
-Vâng, đi bộ nhưng chân vẫn không bị ướt.
-Chúng ta sẽ săn bắn ở đó?
-Vâng, sẽ săn bắn ở đó.
-Mang theo súng?
-Vâng, mang theo súng. Tôi nhìn thuyền trưởng Nê-mô một cách không lễ độ gì lắm. Tôi nghĩ bụng:
“Chắc ông ta không được tỉnh táo. Có lẽ tám ngày qua ông ta bị ốm, chẳng biết đã khỏi chưa? Thật đáng tiếc! Dù sao nói chuyện với một người lẩm cẩm còn hơn là nói chuyện với người điên!". Những ý nghĩ đó thể hiện rõ trên mặt tôi. Thuyền trưởng ra hiệu mời tôi đi theo. Tôi nhẫn nhục phục tùng ông ta. Chúng tôi vào phòng ăn, bữa điểm tâm đã bày sẵn. Nê-mô nói:
-Thưa ngài A-rô-nắc, mời ngài ăn lót dạ với tôi một cách tự nhiên. Vừa ăn, chúng ta vừa tiếp tục câu chuyện. Tôi mời ngài đi chơi rừng chứ không phải đi ăn hiệu! Vì vậy, tôi khuyên ngài ăn sáng thật no. Bữa trưa chúng ta sẽ ăn rất muộn. Nói thực lòng, bữa sáng ngon tuyệt. Thực đơn gồm toàn những món chế biến từ hải sản... Thoạt tiên thuyền trưởng Nê-mô ngồi ăn lặng lẽ. Sau đó ông ta nói:
-Thưa giáo sư, rõ ràng khi nhận lời mời của tôi đi săn ở đảo Crét-xpô, ngài đã cho tôi là người trước sau không như một. Khi ngài biết là tôi mời ngài tới những khu rừng ngầm dưới nước thì ngài lại cho tôi là một kẻ điên rồ. Thưa giáo sư, chớ bao giờ xét đoán con người một cách hời hợt.
-Nhưng, thưa thuyền trưởng, xin ngài tin rằng...
-Xin giáo sư nghe tôi nói hết, sau đó ngài hãy xét xem có thể buộc tôi là trước sau không như một hoặc điên rồ được không.
-Xin ngài cứ nói.
-Thưa giáo sư, cũng như tôi, ngài biết rằng con người có thể sống dưới nước nếu có một dự trữ không khí đủ để thở. Khi làm việc dưới nước, thợ lặn mặc quần áo không thấm nước, đội mũ sắt và thở không khí bơm từ trên xuống qua một loại ống đặc biệt.
-Đó gọi là bộ đồ lặn.
-Tôi nói.
-Rất đúng! Nhưng khi mặc đồ lặn, con người rất khó cử động. Cái ống cao su dẫn không khí thật là một cái xích trói buộc anh ta. Và nếu ta cũng bị cột chặt vào tàu Nau-ti-lúx như vậy thì ta không thể đi xa được.
-Vậy làm thế nào để tránh được sự ràng buộc đó?
-Tôi hỏi.
-Sử dụng máy Ru-cây-rôn Đơ-nây -ru-dơ do một người đồng hương của ngài sáng chế ra và được tôi cải tiến. Ngài có thể lặn xuống một môi trường có những điều kiện sinh học khác hẳn mà không sợ hãi gì đến sức khỏe. Máy đó là một bình chứa làm bằng sắt dày, trong có không khí nén dưới áp suất năm mươi át-mốt-phe. Bình chứa đó đeo trên lưng như chiếc ba-lô của lính. Máy Ru-cây-rôn thông thường có hai vòi cao su nối bình chứa với một mặt nạ đặc biệt: một vòi dẫn không khí vào, vòi kia thải không khí đã thở ra. Người thợ lặn khi cần sẽ lấy lưỡi ấn nắp đậy từng vòi. Nhưng có thể chịu đựng được sức ép rất lớn của những lớp nước trên, tôi thay mặt nạ bằng một chiếc mũ bằng đồng có hai ống: ống hít vào và ống thở ra.
-Thưa thuyền trưởng, thật là ưu việt! Nhưng dự trữ không khí rất chóng cạn, và khi tỉ lệ dưỡng khí tụt xuống còn 15% thì không khí đó không dùng để thở được nữa.
-Tất nhiên. Nhưng tôi đã thưa với ngài rằng máy bơm trên tàu cho phép tôi nén không khí dưới áp suất rất lớn, có thể bảo đảm cho người lặn đủ dưỡng khí thở trong chín
-mười giờ.
-Về điểm này tôi không dám tranh cãi, -tôi trả lời, -tôi chỉ muốn hỏi thêm là ngài làm thế nào soi được đường đi dưới đáy biển?
-Tôi dùng máy Rum-coóc-phơ. Bình chứa khí nén đeo phía sau, còn máy này thì buộc ở thắt lưng. Nó gồm một pin điện mà tôi nạp bằng na-tri. Một dây cảm ứng thu dòng điện và đưa vào một cái đèn được cấu tạo đặc biệt. Đèn này gồm một ống thủy tinh xoắn rỗng, chứa đầy khí các-bô-níc. Khi máy phát ra dòng điện thì khí cháy sáng lên. Như vậy tôi có thể vừa thở vừa nhìn thấy dưới nước.
-Thưa thuyền trưởng, ngài đã giải đáp tất cả những thắc mắc của tôi một cách tường tận đến mức tôi không dám nghi ngờ gì nữa. Nhưng tôi chỉ chịu thua trong vấn đề máy Ru-cây-rôn và máy Rum-coóc-phơ, còn về những khẩu súng săn mà ngài hứa trang bị cho tôi thì xin thú thật là chưa thông lắm.
-Nhưng đó có phải là súng bắn bằng thuốc nổ đâu, -Nê-mô trả lời.
-Vậy là súng bắn bằng khí nén?
-Tất nhiên! Sao tôi có thể làm được thuốc súng trên tàu khi chẳng có diêm tiêu, lưu hoàng trong tay?
-Ngoài ra, nếu bắn bằng đạn thông thường thì viên đạn sẽ gặp một sức cản rất lớn trong môi trường đặc biệt hơn không khí tám trăm năm nhăm lần!
-Tôi thêm.
-Cũng chẳng phải vì vậy đâu? Có một thứ súng được cải tiến có thể bắn được trong những điều kiện như vậy. Nhưng tôi xin nhắc lại là vì không có thuốc súng, nên tôi dùng khí nén do những máy bơm trên tàu có thể cung cấp một cách đầy đủ.
-Nhưng khí nén rất chóng hết.
-Có sao đâu! Tôi có bình chứa Ru-cây-rôn cơ mà! Nếu cần tôi sẽ dùng đến nó. Chỉ cần vặn cái vòi là xong! Ngài sẽ thấy tận mắt những người đi săn dưới biển dùng không tốn nhiều dưỡng khí và đạn lắm đâu.
Dù sao tôi cũng cảm thấy rằng trong bóng tối lờ mờ dưới đáy biển và do tỷ trọng rất lớn của nước biển, đạn không thể trúng đích ở xa được và không thể làm chết cá được.
-Thưa giáo sư, trái lại! Mỗi phát súng đều hạ được cá. Dù con cá có bị thương nhẹ đến đâu, nó cũng chết quay ra như bị sét đánh.
-Vì sao vậy?
-Vì những khẩu súng này không bắn bằng đạn thường mà bằng thứ đạn do nhà khoa học áo là Lê-ni-brốc sáng chế ra. Tôi dự trữ khá nhiều loại đạn này. Chúng chứa điện tích cao thế, chỉ cần khẽ chạm phải là con cá dù khỏe đến đâu cũng qụy ngay. Tôi xin nói ngay là viên đạn loại này không lớn hơn đạn chì cỡ bốn và ổ đạn có thể chứa ít nhất mười viên.
-Tôi xin bái phục ngài!
-Tôi vừa trả lời vừa đứng dậy khỏi bàn.
-Tôi chỉ còn việc nhận súng nữa thôi. Tóm lại, ngài đi đâu tôi xin đi theo đấy! Thuyền trưởng Nê-mô dẫn tôi xuống phía lái. Khi đi ngang qua phòng của Nét và Công-xây, tôi gọi họ. Hai người lập tức nhập bọn với chúng tôi. Sau đó chúng tôi vào một căn phòng cạnh buồng máy để mặc đồ lặn, chuẩn bị cho cuộc dạo chơi dưới biển.

Jules Verne - Hai vạn dặm dưới biển - Chương 14

Jules Verne

Hai vạn dặm dưới biển

Chương 14


-Thưa giáo sư, nếu ngài muốn ta sẽ xác định đúng nơi chúng ta đang ở, xác định đúng điểm xuất phát của cuộc hành trình của chúng ta. Bây giờ là mười một giờ bốn nhăm phút. Tôi sẽ ra lệnh cho tàu nổi lên mặt biển. Thuyền trưởng bấm chuông điện ba lần. Lập tức các máy bơm bắt đầu bơm nước ra khỏi các bể chứa. Kim trên áp kế nhích dần lên trên, cho biết áp suất ngày càng giảm. Cuối cùng, kim đứng yên.
-Chúng ta đã lên tới mặt biển, -Nê-mô nói. Tôi đi về phía chiếc thang ở trung tâm. Sau khi trèo lên thang, tôi chui qua một cái nắp rồi lên boong tàu. Tàu nổi lên khỏi mặt nước không quá tám mươi cen-ti-mét. Thân tàu tròn và dài giống hệt một điếu xì gà. Tôi chú ý tới vỏ tàu bằng thép tấm ghép lại, trông tựa vẩy của loài bò sát. Và tôi hiểu vì sao người ta tuy có những kính viễn vọng mạnh nhất, nhưng vẫn tưởng lầm con tàu là một con cá biển. Chiếc xuồng được giấu một nửa trong thân tàu, tạo nên một chỗ lồi nhỏ ở giữa boong. Phía mũi và phía lái có hai buồng nhỏ, thấp, một phần được lắp kính dày: phía trước là buồng lái, phía sau có một đèn pha rất mạnh để soi đường.
Biển rất đẹp, trời quang. Thân tàu hình thoi chỉ hơi bập bềnh trên sóng. Ngọn gió đông thổi nhẹ làm mặt biển lăn tăn. Sương mù không che phủ chân trời nên có thể quan sát một cách rất chính xác. Tầm mắt nhìn xa không bị vướng một vật gì. Chẳng có một hòn đảo nhỏ, một mỏm đá, chẳng còn một vết tích gì của tàu Lin-côn... Chỉ có trời nước mênh mông! Thuyền trưởng Nê-mô lấy máy chuẩn bị đo độ cao của mặt trời để xác định tàu đang ở độ vĩ nào. Khi quan sát, không một thớ thịt nào của tay ông ta rung lên, tựa như cái máy đang nằm trong tay một pho tượng vậy.
-Đúng giữa trưa, -Nê-mô nói, -thưa giáo sư, mời ngài... Tôi đưa mắt nhìn lần cuối cùng mặt nước màu hơi vàng, chắc là gần bờ biển Nhật Bản, rồi theo Nê-mô xuống phòng khách. Nê-mô dùng đồng hồ tính toán, xác định độ kinh của nơi đó rồi kiểm tra lại. ông ta nói:
-Thưa ngài A-rô-nắc, chúng ta đang ở 137,15 độ kinh tây.
-Theo kinh tuyến nào?
-Tôi hỏi ngay và hy vọng rằng câu trả lời sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề quốc tịch của Nê-mô.
-Thưa ngài, tôi có nhiều loại đồng hồ để theo kinh tuyến Pa-ri, kinh tuyến Grin-uýt và kinh tuyến Oa-sinh-tơn. Nhưng để tỏ lòng kính trọng ngài, tôi đã chọn kinh tuyến Pa-ri. Câu trả lời này chẳng giải đáp được vấn đề gì. Tôi nghiêng mình cảm ơn. Nê-mô nói tiếp:
-Chúng ta đang ở 137,15 độ kinh tây thuộc kinh tuyến Pa-ri và 30,7 độ vĩ bắc, nghĩa là cách bờ biển Nhật Bản ba trăm hải lý. Hôm nay, mùng 8 tháng 11, đúng 12 giờ trưa, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh trái đất ngầm dưới biển.
-Cầu chúa che chở cho chúng ta!
-Tôi nói.
-Bây giờ, xin giáo sư tiếp tục công việc của mình. Tôi đã ra lệnh cho tàu chạy theo hướng đông
-đông bắc ở độ sâu năm mươi mét. Trên bản đồ sẽ đánh dấu đường đi của tàu. Phòng khách thuộc quyền ngài sử dụng. Xin tạm biệt ngài. Thuyền trưởng Nê-mô cáo từ rồi đi ra. Tôi ở lại với những ý nghĩ của mình. Tôi nghĩ về Nê-mô. Liệu sau này tôi có biết được quốc tịch của con người bí ẩn đã từ bỏ Tổ quốc mình không? Cái gì đã khiến ông ta căm ghét loài người, một lòng căm ghét, khao khát trả thù? Phải chăng ông ta là một trong những nhà bác học không được thừa nhận, là một thiên tài "bị người đời hắt hủi", như Công-xây nói? Chẳng ai biết! Số phận đã ném tôi lên tàu ông ta, tính mệnh tôi nằm trong tay ông ta. ông ta tiếp đón chúng tôi một cách lạ lùng nhưng vẫn chu đáo. Đưa tay cho tôi bắt!
Tôi suy nghĩ liên miên suốt một tiếng đồng hồ và cố gắng đi sâu vào bí mật của con người ấy. Mắt tôi vô tình dừng lại nơi tấm bản đồ thế giới trải trên bàn. Tôi lần ngón tay trên bản đồ và tìm thấy giao điểm độ kinh và độ vĩ mà thuyền trưởng Nê-mô đã chỉ. Các đại dương cũng như các lục địa đều có những dòng sông của riêng mình. Đó là những hải lưu rất dễ nhận ra theo màu sắc và nhiệt độ. Hải lưu đáng kể nhất là Gơn-xtơ-rim. Khoa học đã ghi vào bản đồ trái đất năm hải lưu lớn nhất: hải lưu thứ nhất ở phía bắc Đại Tây Dương, thứ hai ở Phía nam Đại Tây Dương, thứ ba ở phía bắc Thái Bình Dương, thứ tư ở phía nam Thái Bình Dương, hải lưu cuối cùng là phía nam ấn Độ Dương. Rất có thể hải lưu thứ sáu đã tồn tại vào thời kỳ mà Lý Hải, biển A-ran và những hồ lớn của châu á còn nối liền với nhau làm một. Tàu Nau-ti-lúx chạy theo một hải lưu kể trên, có cái tên Nhật Bản là Cu-rô-xi-vô, nghĩa là "Sông đen". Ra khỏi vịnh Băng-gan, được những tia thẳng đứng của mặt trời sưởi nóng, hải lưu này chảy qua eo Ma-lắc-ca, dọc theo bờ biển châu á rồi vòng theo bờ biển phía bắc Thái Bình Dương, tới quần đảo A-lê-út. Nó cuốn theo những thân cây long não, những thực vật nhiệt đới, màu xanh thẳm của hải lưu ấm áp khác hẳn với nước đại dương xanh ngắt. Tôi nghiên cứu đường đi của hải lưu trên bản đồ và thấy nó bị mất hút giữa Thái Bình Dương mênh mông. óc tưởng tượng đã làm tôi say sưa đến nỗi Nét Len và Công-xây vào phòng khách lúc nào không hay. Nét và Công-xây sững sờ trước cảnh huyền diệu đang hiện ra trước mắt.
-Chúng ta đang ở đâu thế này? ở đâu?
-Nét kêu lên.
-Có phải ở Viện bảo tàng Quê-bếch không?
-Các bạn của tôi ơi, -tôi mời họ xích lại gần, -không phải các bạn đang ở Ca-na-đa hay ở Pháp đâu, mà đang ở trên tàu Nau-ti-lúx dưới mặt biển năm mươi mét.
-Giáo sư đã nói vậy thì phải tin thôi, -Công-xây đáp, -nhưng xin thú thật rằng phòng khách này có thể làm cho một người phơ-la-măng như tôi cũng phải ngạc nhiên.
-Anh bạn ơi, bạn cứ ngạc nhiên đi và hãy xem kỹ những tủ kính này. ở đấy bạn sẽ thấy nhiều điều kỳ lạ đối với một người chuyên phân loại như bạn. Công-xây thì chẳng cần phải cổ vũ nhiều. Anh ta cúi xuống xem xét và lẩm bẩm những thuật ngữ sinh vật học. Trong khi đó, Nét Len, vì không thạo về nhuyễn thể học, nên hỏi han tôi về cuộc gặp gỡ vừa qua với thuyền trưởng Nê-mô, về lai lịch ông ta, về ý đồ của ông ta. Tóm lại, anh ta hỏi tôi liên miên làm tôi không kịp trả lời. Tôi nói lại với Nét tất cả những gì tôi biết, đúng hơn là những gì tôi không biết. Rồi tôi lại hỏi Nét về những điều anh ta nghe thấy được.
-Tôi chẳng nghe, chẳng nhìn thấy gì cả.
-Nét trả lời.
-Thậm chí chẳng thấy một bóng thủy thủ nào. Chẳng lẽ thủy thủ cũng bằng điện?
-Bằng điện sao được!
-ấy ấy, có thể bằng điện lắm chứ! Nhưng thưa ngài A-rô-nắc, -Nét bị ý nghĩ của mình ám ảnh, -ngài có thể cho tôi biết số người trên tàu này không? Mười người, hai mươi người, năm mươi người, một trăm người?
-ông Nét ơi, tôi không thể trả lời ông được đâu! ông hãy nghe tôi, hãy bỏ ngay cái ý định đoạt tàu Nau-ti-lúx hay bỏ trốn đi. Chiếc tàu này là một kỳ công của kỹ thuật hiện đại và tôi sẽ rất ân hận nếu không được tìm hiểu nó kỹ càng. Có lẽ nhiều người mong được ở vào địa vị chúng ta để được ngó những kỳ quan này! Vì vậy, ông hãy bình tĩnh lại. Chúng ta sẽ cùng quan sát những gì đang xảy ra xung quanh.
-Quan sát những cái gì?
-Nét hét lên.
-Trong cái ngục tù bằng sắt này thì còn thấy gì nữa mà quan sát! Chúng ta đang đi như những thằng mù... Nét chưa kịp nói hết câu thì phòng khách bỗng tối sầm, khiến mắt tôi nhức nhối như khi từ trong bóng tối bước ra chỗ sáng gay gắt. Chúng tôi đứng sững tại chỗ và chẳng biết sau đó sẽ là điều hay, hay dở. Nhưng bỗng có tiếng rì rầm, tựa như vỏ tàu bằng sắt bắt đầu tách ra.
-Thôi chết rồi!
-Nét nói.
-Bộ sứa thủy tức!
Công-xây lẩm bẩm. Phòng khách đột nhiên lại sáng lên. ánh sáng từ hai phía dọi vào phòng qua những ô kính hình bầu dục lớn ở tường. Nước biển chan hòa ánh điện. ạ cửa bằng pha lê ngăn cách chúng tôi với đại dương. Thoạt tiên tôi rùng mình khi nghĩ tới chuyện những tấm kính mỏng manh kia có thể vỡ. Nhưng khung kính vững vàng bằng đồng khiến ô cửa có độ bền không gì phá vỡ nổi. Biển sâu được chiếu sáng một hải lý. Quang cảnh trước mắt tôi đẹp tuyệt vời, không bút nào tả xiết. Chẳng bàn tay họa sĩ nào vẽ được tất cả cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên. Ai cũng biết nước biển rất trong. Người ta đã xác định rằng nước biển sạch hơn nước suối nhiều. Những chất khoáng và chất hữu cơ trong nước biển chỉ làm cho nó trong hơn. ở một số nơi ngoài đại dương, gần quần đảo †ng-ti, qua lớp nước sâu một trăm bốn nhăm mét có thể thấy rất rõ đáy biển phủ cát, còn tia sáng mặt trời có thể xuyên sâu tới ba trăm mét...
Những ô cửa ở hai bên phòng khách nhìn ra đáy biển mênh mông. Bóng tối trong phòng càng tăng thêm ánh sáng rực rỡ bên ngoài. Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ. Tàu Nau-ti-lúx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy. Tuy nhiên nước biển do mũi tàu rẽ ra hai bên đôi khi lao qua vun vút trước mắt chúng tôi. Say mê cảnh đẹp biển sâu, chúng tôi tựa vào khung cửa, dán mắt nhìn qua ô kính, mãi chẳng nói nên lời. Cuối cùng, Công-xây bảo Nét:
-Anh Nét thân mến ơi! Anh vẫn muốn được xem, bây giờ hãy xem đi cho thỏa!
-Kỳ diệu thật! Kỳ diệu thật!
-Nét phấn khởi. Anh ta đã quên cả sự giận dữ lẫn những kế hoạch chạy trốn của mình.
-Từ xa đến đây để ngắm cảnh thần tiên này cũng đáng! Tôi nói:
-Đúng, bây giờ tôi đã hiểu được cuộc sống của con người này. ông ta đã đi sâu vào một thế giới đặc biệt, và thế giới đó đã mở ra trước mắt ông ta những bí mật thầm kín nhất của nó!
-Nhưng cá đi đâu cả rồi nhỉ?
-Nét hỏi.
-Tôi chẳng thấy con cá nào.
-Anh muốn thấy cá để làm gì, anh bạn?
-Công-xây trả lời.
-Anh có hiểu gì về cá đâu!
-Tôi ấy à? Tôi là dân chài mà không hiểu về cá à? Thế là giữa hai người nổ ra một cuộc tranh luận. Cả hai đều hiểu biết về cá, nhưng mỗi người theo cách riêng của mình. Công-xây nói:
-Anh Nét thân mến ơi, anh đánh cá rất cừ. Nhưng tôi cam đoan với anh rằng anh chẳng có một khái niệm gì về cách phân loại cá cả.
-Phân loại chúng ấy à?
-Nét nghiêm chỉnh trả lời. Phân chúng ra làm hai loại: loại chén được và loại không chén được.
-Đó là xếp loại theo kiểu thực phẩm!
-Công-xây bỗng reo lên.
-Kìa cá! Có thể nói trước mắt chúng ta là một bể nuôi cá!
-Không đúng!
-Tôi nói.
-Bể nuôi cá dù sao cũng chỉ là một cái chậu, còn những con cá này tự do thoải mái như chim trên trời...
Đàn cá hộ tống tàu Nau-ti-lúx suốt hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi ngây người ra vì thích thú. Nét gọi tên từng loại cá. Công-xây phân loại chúng, còn tôi thì say sưa nhìn chúng tung tăng. Tôi chưa từng được thấy những con cá đẹp thế này trong môi trường tự nhiên của chúng. Phòng khách bỗng lại bật đèn sáng. Những cánh cửa sổ bằng sắt khép lại. Cảnh thần tiên biến mất. Có lẽ tôi sẽ còn bị mê đi lâu nữa nếu mắt tôi không vô tình trông thấy những dụng cụ treo trên tường. Kim địa bàn vẫn chỉ hướng đông bắc, áp kế chỉ năm át-mốt-phe, cho biết độ sâu là năm mươi mét, đồng hồ điện chỉ tốc độ mười lăm hải lý một giờ. Tôi chờ thuyền trưởng Nê-mô, nhưng ông ta không đến. Đồng hồ chỉ năm giờ chiều. Nét Len và Công-xây đã trở về phòng mình. Tôi cũng về phòng riêng. Bữa ăn đã dọn sẵn trên bàn. Tối hôm đó, tôi đọc, viết và suy nghĩ. Khi thấy buồn ngủ, tôi nằm xuống giường và thiếp đi trong lúc tàu Nau-ti-lúx băng theo dòng "Sông đen" chảy xiết.

Jules Verne - Hai vạn dặm dưới biển - Chương 13

Jules Verne

Hai vạn dặm dưới biển

Chương 13


-Thưa ngài, đây là những bản vẽ con tàu của chúng ta. Tàu có dáng một hình trụ dài, hai đầu hình nón. Nó giống một điếu xì gà, và ở Luân Đôn người ta cho rằng hình đó là thích hợp nhất đối với loại tàu này. Tàu dài bảy mươi mét, chỗ rộng nhất là tám mét. Nó không được đóng theo tỷ lệ chiều rộng bằng một phần mười chiều dài như cái tàu chạy hơi nước của các ngài. Tuy vậy, với kích thước đó, tàu vẫn rẽ nước một cách dễ dàng và không bị ảnh hưởng gì đến tốc độ. Kích thước đó cho phép tính ra diện tích và thể tích tàu Nau-ti-lúx. Diện tích nó là một ngàn mười một mét vuông, thể tích là một ngàn năm trăm mét khối. Tóm lại khi tàu lặn hẳn xuống nước, nó đẩy đi một ngàn năm trăm mét khối nước hay một ngàn năm trăm tấn nước. Khi thiết kế chiếc tàu ngầm này, tôi tính toán rằng lúc cho tàu xuống nước, chín phần mười thể tích nó sẽ chìm, còn một phần mười sẽ nổi. Trong những điều kiện đó, con tàu sẽ chỉ đẩy đi một lượng nước bằng chín phần mười thể tích của nó, nghĩa là một ngàn ba trăm năm sáu mét khối, hay một ngàn ba trăm năm sáu tấn nước. Như vậy, cấu tạo con tàu không cho phép một trọng lượng vượt quá con số đó. Tàu Nau-ti-lúx có hai vỏ: một vỏ ngoài, một vỏ trong, được nối với nhau bằng những xà bằng sắt, khiến tàu có sức bền đặc biệt. Nhờ cấu tạo như vậy, tàu trở thành một khối vững chắc có thể chống lại mọi áp lực bên ngoài. Tàu vững chắc không phải do những đinh tán ở vỏ ngoài mà nhờ được hàn liền và tính đồng nhất của vật liệu. Do đó, tàu có thể chống chọi được với những vùng biển hung dữ nhất. Hai vỏ tàu được làm bằng thép tấm có tỷ trọng bảy phẩy tám. Vỏ ngoài dày ít nhất năm cen-ti-mét, nặng ba trăm chín tư phẩy chín sáu tấn. Vỏ trong lòng tàu: sống, cao năm mươi cen-ti-mét, rộng hăm nhăm cen-ti-mét, nặng sáu hai tấn. Máy móc, đồ đạc, thiết bị các loại tổng cộng nặng chín trăm sáu mốt phẩy sáu hai tấn. Như vậy, trọng lượng cả tàu là một ngàn ba trăm năm sáu phẩy năm tám tấn, ngài rõ chứ ạ?
-Rất rõ, -tôi trả lời. Thuyền trưởng nói tiếp:
-Khi chạy trên mặt đại dương, tàu nổi lên một phần mười. Nếu muốn tàu chìm hẳn xuống thì cần có những bể chứa được một lượng nước bằng một phần mười thể tích của nó, hay là một trăm năm mươi phẩy bảy hai tấn nước. Lúc này trọng lượng tàu sẽ là khoảng một ngàn năm trăm linh bảy tấn, và nó sẽ chìm hẳn xuống. Thưa giáo sư, trên thực tế đúng là như vậy! Trong tàu Nau-ti-lúx có những bể chứa, chỉ cần mở vòi là nước sẽ vào, tàu sẽ chìm xuống ngang mặt biển.
-Thưa thuyền trưởng, ở đây nảy ra một khó khăn chính. Cứ cho rằng tàu của ngài có thể chìm xuống ngang mặt biển. Nhưng xuống tới các lớp nước sâu, lẽ nào nó không phải chịu một áp lực rất cao của các lớp nước phía trên? Lẽ nào lớp áp lực đó lại không đẩy tàu từ dưới lên bằng một lực khoảng một át-mốt-phe ở độ sâu mười mét, nghĩa là khoảng một ki-lô-gam trên một cen-ti-mét vuông?
-Hoàn toàn đúng như vậy.
-Thế là muốn tàu Nau-ti-lúx lặn xuống biển sâu, ngài phải cho nước vào đầy các bể chứa?
-Thưa giáo sư, chẳng cần tốn nhiều công sức lắm mới cho tàu lặn được sâu, vì vỏ tàu có khuynh hướng "chìm" trong nước... Tôi có những bể chứa dự trữ chứa được một trăm tấn nước. Nhờ đó, tôi có thể cho tàu lặn xuống rất sâu. Nếu muốn tàu nổi lên ngang mặt biển, tôi chỉ cần bơm nước ra khỏi bể chứa phụ. Nếu muốn tàu nổi lên khỏi mặt nước một phần mười thể tích, tôi phải bơm hết nước ra khỏi tất cả các bể chứa.
-Thưa thuyền trưởng, tôi phải thừa nhận là ngài đã tính toán rất đúng, tranh cãi với ngài thật vô ích, hơn nữa những tính toán đó hàng ngày được chứng minh là chính xác. Nhưng lại nảy sinh ra một nghi ngờ...
-Nghi ngờ gì, thưa ngài?
-ở độ sâu một ngàn mét, vỏ tàu Nau-ti-lúx phải chịu một áp suất là một trăm át-mốt-phe, phải không ạ? Nhưng nếu ngài muốn bơm hết nước ra khỏi các bể chứa để tàu nổi lên mặt nước thì các máy bơm của ngài phải thắng được áp suất một trăm át-mốt-phe, phải không ạ? Mà áp suất đó là một trăm ki-lô-gam trên một cen-ti-mét vuông! Thế thì máy bơm phải mạnh lắm...
-Và chỉ có thể chạy bằng điện, -Nê-mô vội nói nốt.
-Thưa ngài, tôi xin nhắc lại rằng những khả năng của tàu Nau-ti-lúx hầu như không bị hạn chế. Những máy bơm trên tàu rất mạnh. Ngài đã thấy điều đó khi cả một cột nước lớn do những máy bơm đó giội lên boong tàu Lin-côn. Vả lại, tôi chỉ dùng những bể chứa dự trữ trong trường hợp hãn hữu, nghĩa là khi cần cho tàu lặn xuống sâu từ một ngàn năm trăm mét đến hai ngàn mét. Chỉ khi cần lắm tôi mới bắt ắc-Quy làm việc nhiều. Và nếu tôi hứng lên muốn cho tàu lặn xuống đáy biển, dưới độ sâu hai ba hải lý, tôi sẽ dùng một phương pháp phức tạp hơn nhưng không kém bảo đảm hơn.
-Phương pháp gì vậy, thưa thuyền trưởng?
-Tôi hỏi.
-Trước hết, tôi cần kể ngài nghe về cách lái con tàu.
-Thưa thuyền trưởng, tôi rất nóng lòng muốn nghe!
-Muốn lái con tàu sang trái, sang phải hay chạy vòng, tóm lại, muốn lái tàu trên mặt phẳng nằm ngang, tôi sử dụng tay lái bình thường. Nhưng tôi có thể lái tàu theo chiều thẳng đứng, từ trên xuống và từ dưới lên, bằng hai mặt phẳng nằm nghiêng, gắn ở thành tàu chỗ mực nước. Hai mặt phẳng đó không cố định, từ trong tàu có thể thay đổi vị trí của chúng bằng những đòn bẩy rất mạnh. Nếu chúng nằm song song với lòng tàu thì tàu chạy trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu nó nghiêng đi thì tùy theo độ nghiêng mà tôi biết tàu đang lặn xuống theo một đường chéo có thể kéo dài tùy ý, hay đang nổi lên cũng theo đường chéo đó. Ngoài ra, còn có thể cho tàu nổi lên nhanh hơn bằng cách cho chân vịt ngừng hoạt động. Dưới áp lực nước, tàu Nau-ti-lúx sẽ nổi phình lên mặt biển theo chiều thẳng đứng, như một quả khí cầu được bơm căng khinh khí.
-Thuyền trưởng cừ lắm!
-Tôi reo lên.
-Nhưng làm thế nào lái được tàu một cách mò mẫm như vậy?
-Buồng lái của tàu nhô lên khỏi thân tàu và được lắp một loại kính dày.
-Kính chịu sao được áp suất lớn như vậy?
-Chịu được rất tốt! Pha lê rơi xuống đất dễ vỡ, nhưng lại chịu được áp lực nước rất lớn! Năm 1864, ở biển Bắc đã tiến hành đánh cá thử bằng ánh sáng điện. Kết quả ra sao? Những đĩa nhỏ bằng pha lê dày bảy mi-li-met đã chịu được áp suất mười sáu át-mốt-phe! Ngoài ra còn có thêm một dòng điện mạnh nữa. Còn những tấm kính tôi đang dùng thì dày ít nhất hai mươi mốt cen-ti-mét, nghĩa là dày hơn những đĩa pha lê nói trên ba mươi lần.
-Thưa thuyền trưởng, tôi đã rõ! Nhưng muốn định hướng trên đường đi thì phải có ánh sáng, mà dưới biển thì tối đen...
-Phía sau buồng lái có một đèn pha cực mạnh chiếu xa tới nửa hải lý.
-Thưa thuyền trưởng, thật là giỏi, giỏi lắm! Bây giờ tôi đã hiểu vì sao biển lại sáng rực một vùng, làm các nhà bác học phải lúng túng... Nhân tiện xin ngài cho biết thêm, vụ tàu Nau-ti-lúx và Xcốt-len đâm vào nhau gây ra bao dư luận ồn ào, phải chăng chỉ là chuyện ngẫu nhiên?
-Thưa giáo sư, hoàn toàn ngẫu nhiên! Tàu tôi đang chạy dưới mặt biển hai mét thì xảy ra tai nạn. Nhưng tôi cũng thấy ngay là hậu quả không nghiêm trọng lắm.
-Thưa ngài, không sao! Nhưng còn việc ngài chạm trán với tàu Lin-côn...
-Thưa giáo sư, rất tiếc là một trong những chiến hạm tốt nhất của hạm đội Mỹ đã bị nạn. Nhưng người ta đã tấn công tôi, buộc tôi phải tự vệ. Tuy vậy, tôi cũng chỉ làm nó mất khả năng tấn công thôi. Nó chỉ cần sửa chữa qua loa ở một cảng gần nhất.
-Thưa thuyền trưởng, tàu Nau-ti-lúx của ngài quả là một con tàu tuyệt diệu.
-Thưa giáo sư, vâng, -Nê-mô xúc động, -tôi yêu nó như máu thịt mình! Nếu tàu bè của các ngài phải chịu đựng mọi bất ngờ khi đi biển và gặp hiểm nguy ở khắp nơi, nếu ấn tượng đầu tiên mà biển gây ra cho các ngài là sự khiếp sợ vực thẳm, thì ở trên tàu Nau-ti-lúx này, con người có thể yên tâm. ở đây chẳng sợ thân tàu bị bẹp vì hai vỏ tàu còn rắn hơn sắt; ở đây chẳng có buồm mà sợ gió làm rách, chẳng có nồi hơi mà sợ bị nổ, chẳng sợ cháy vì không có vật gì bằng gỗ, chẳng có than mà sợ hết, vì tàu hoàn toàn chạy bằng điện; chẳng sợ đâm vào tàu khác vì chỉ có mình nó dưới biển sâu; ở đây chẳng sợ bão táp vì chỉ dưới mặt nước vài mét, biển rất lặng! Thưa giáo sư, chiếc tàu ngầm này hoàn hảo như vậy đó! Và nếu đúng là người phát minh tin ở con tàu của mình hơn người chế tạo, và người chế tạo lại tin hơn thuyền trưởng, thì ngài hiểu là tôi tin tưởng ở tàu Nau-ti-lúx đến mức nào, vì tôi vừa là người phát minh, vừa trực tiếp chế tạo, vừa là thuyền trưởng con tàu đó. Nê-mô nói rất hào hứng. Cái nhìn bốc lửa, những động tác mạnh mẽ làm ông ta khác hẳn lúc thường. Đúng, ông ta yêu quý con tàu của mình như cha yêu con. Một câu hỏi, có thể là sỗ sàng, bật khỏi miệng tôi:
-Thưa ngài Nê-mô, ngài là kỹ sư ạ?
-Thưa giáo sư, vâng. Tôi đã theo học ở Luân Đôn, Pa-ri và Niu I-oóc khi còn là người của mặt đất.
-Nhưng sao ngài có thể giữ được bí mật việc đóng chiếc tàu ngầm kỳ diệu này?
-Thưa ngài, mỗi bộ phận của tàu tôi đặt làm ở một nước. Công dụng của mỗi thứ hàng đặt làm tôi đều bịa ra. Thân tàu được đóng ở Crơ-dô (Pháp), trục quay làm ở Luân Đôn, vỏ tàu ở Li-vớc-pun (Anh) chân vịt ở Gla-dơ-gâu (Anh), bể chứa ở Pa-ri, mũi nhọn của tàu đặt làm ở Thụy Điển, máy móc chế tạo ở Phổ, các máy đo làm ở Niu I-oóc, vân vân. Họ nhận được những bản vẽ của tôi dưới những tên khác nhau.
-Nhưng sau khi nhận được những bộ phận riêng lẻ, ngài phải lắp ráp lại chứ ạ?
-Xưởng đóng tàu của tôi ở trên một hòn đảo vắng giữa đại dương. ở đó anh em công nhân do tôi đào tạo, những đồng chí dũng cảm của tôi đã lắp ráp tàu Nau-ti-lúx dưới sự điều khiển của tôi. Khi tàu đóng xong, chúng tôi đã đốt cháy mọi vết tích của mình trên đảo, và nếu có thể, tôi còn cho nổ tung cả đảo lên nữa!
-Có lẽ chiếc tàu đã làm ngài tốn khá nhiều tiền?
-Thưa giáo sư, mỗi tấn tốn một ngàn một trăm hăm nhăm Phrăng. Tàu Nau-ti-lúx nặng một ngàn năm trăm tấn. Như vậy, đóng nó tốn chừng hai triệu Phrăng, nếu chỉ tính tiền thiết bị. Cộng thêm ít nhất bốn
-năm triệu Phrăng nữa là giá trị các bộ sưu tập và các tác phẩm mỹ thuật được bảo tồn trên tàu.
-Xin thuyền trưởng cho tôi hỏi một câu cuối cùng!
-Xin ngài cứ hỏi.
-Thuyền trưởng giàu lắm, phải không ạ?
-Tôi giàu có vô tận. Tôi có thể trả hộ nước Pháp món nợ mười tỷ Phrăng một cách dễ dàng! Tôi đăm đăm nhìn Nê-mô. Chẳng biết ông ta có lạm dụng lòng tin của tôi không? Thời gian sẽ trả lời.

Jules Verne - Hai vạn dặm dưới biển - Chương 12

Jules Verne

Hai vạn dặm dưới biển

Chương 12


-Vâng, tất cả những máy móc này đều là vật thông dụng của người đi biển mà tôi đã quen thuộc từ lâu. Nhưng có những thứ chắc liên quan tới những đặc điểm của việc điều khiển tàu ngầm. Như cái mặt đồng hồ lớn có kim chuyển động có phải là áp kế không?
-Đúng là áp kế! Nó dùng để đo áp lực nước, nhờ đó ta xác định được độ sâu của con tàu.
-Còn đây là những máy thăm dò kiểu mới, phải không ạ?
-Vâng, đó là những máy đo nhiệt độ ở các lớp nước khác nhau.
-Thế còn những dụng cụ này? Tôi không hiểu chúng dùng làm gì?
-Thưa giáo sư, đến đây tôi cần giải thích đôi lời để ngài rõ. Chẳng biết ngài có muốn nghe không? Ngừng một lát, thuyền trưởng Nê-mô nói tiếp:
-Trong thiên nhiên có một sức mạnh hùng hậu, dễ điều khiển, dễ sử dụng. Nó có thể ứng dụng vào nhiều trường hợp rất khác nhau và mọi thứ trên tàu của tôi đều phục tùng nó. Tất cả đều xuất phát từ nó! Nó chiếu sáng, sưởi ấm, làm máy móc hoạt động. Sức mạnh đó là điện năng.
-Điện năng?
-Tôi ngạc nhiên.
-Thưa ngài, vâng.
-Thưa thuyền trưởng, tuy vậy tốc độ đặc biệt của chiếc tàu này có liên quan gì với những khả năng của điện. Cho tới nay sức sống của điện năng vẫn rất hạn chế và khả năng của nó hết sức không đáng kể.
-Thưa giáo sư, cách dùng điện lực trên tàu này rất khác với những cách thông thường. Tôi chỉ xin nói vắn tắt như vậy!
-Thưa ngài, tôi không dám nài gì thêm. Nhưng lời giải thích vừa rồi của ngài tuy ngắn nhưng đã làm tôi thỏa mãn. Thú thực là tôi rất sửng sốt. Chỉ xin hỏi ngài thêm một điều. Tôi hy vọng sẽ được ngài giải đáp nếu ngài không cho tôi là thiếu lịch sự. Những yếu tố dùng để tạo ra cái sức mạnh kỳ diệu ấy chắc rất chóng cạn, phải không ạ? Kẽm chẳng hạn, ngài sẽ thay thế bằng gì! Ngài có quan hệ gì với mặt đất đâu? Thuyền trưởng Nê-mô nói:
-Tôi sẽ giải đáp câu hỏi của ngài. Trước hết xin nói để ngài rõ rằng ở đáy biển có những lớp quặng kẽm, sắt, bạc, vàng, v.v... Khai thác không khó gì lắm. Nhưng tôi không muốn sử dụng những của cải ở dưới đất mà muốn mượn của biển cả số năng lượng cần thiết để chạy con tàu này hơn.
-Mượn của biển cả, thưa ngài?
-Thưa giáo sư, vâng. Biển không thiếu gì loại năng lượng ấy. Tôi có thể đặt dây cáp ở các độ sâu khác nhau để lấy điện do sự chênh lệch nhiệt độ sinh ra. Nhưng tôi lại dùng một phương pháp thực tế hơn.
-Phương pháp nào ạ?
-Ngài đã biết thành phần nước biển. Cứ một ngàn gam thì có 96,5% nước nguyên chất, 2,66% clo-rua na-tri. Ngoài ra còn có một ít clo-rua ma-ge, và clo-rua can-xi, bro-mua ma-ge, sun-phát ma-ge, sun-phát và can-xi các-bo-nát. Ngài đã biết là clo-rua na-tri có nhiều trong nước biển. Chính tôi đã tách nó ra khỏi nước biển để cung cấp cho các bình điện.
-Dùng clo-rua na-tri?
-Thưa vâng. Clo-rua na-tri kết hợp với thủy ngân tạo nên chất hỗn hợp thay thế được kẽm. Thủy ngân trong bình điện không bị phân hủy, chỉ có na-tri là bị tiêu đi, mà na-tri thì đã có biển cung cấp. Hơn nữa, phải nói rằng bình điện na-tri mạnh hơn bình điện kẽm ít nhất hai lần.
-Thưa thuyền trưởng, tôi hiểu rõ tất cả những điểm ưu việt của na-tri trong điều kiện cụ thể của ngài. Na-tri do biển cung cấp. Rất tốt! Nhưng vẫn phải tách nó ra khỏi hợp chất clo-rua chứ. Ngài tách nó ra bằng cách nào? Tất nhiên, các ắc-quy của ngài có thể dùng để phân hóa chất clo-rua na-tri nhưng nếu tôi không lầm thì điện phân tiêu thụ rất nhiều na-tri. Như vậy số na-tri bị mất đi sẽ lớn hơn số na-tri tách ra được!
-Thưa giáo sư, do đó tôi không tách na-tri ra bằng điện phân mà dùng than đá.
-Dùng than đá?
-Vâng, gọi là than đá biển cũng được.
-Nghĩa là ngài đã tìm ra phương thức khai thác than đá ngầm dưới biển!
-Thưa giáo sư, ngài sẽ được thấy điều đó tận mắt. Chỉ xin giáo sư kiên nhẫn một chút, vả lại còn rất nhiều thì giờ rỗi. Giáo sư chỉ cần nhớ một điều: tôi chịu ơn biển cả về mọi mặt. Biển cả cho tôi điện, mà điện thì cung cấp cho tàu Nau-ti-lúx nhiệt năng, cơ năng, ánh sáng, tóm lại là cả sự sống.
-Nhưng không cung cấp không khí để thở?
-ồ, tôi có thể làm được cả không khí, dưỡng khí tinh khiết nhất! Nhưng không cần thiết phải làm như vậy, vì bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể cho tàu nổi lên mặt biển. Vả lại, nếu điện năng chưa tạo ra dưỡng khí thì nó cũng có thể dùng để chạy những máy bơm rất mạnh nén không khí trong những bình chứa đặc biệt, giúp tôi khi cần có thể cho tàu lặn lâu dưới biển.
-Thưa thuyền trưởng, tôi khâm phục ngài! Việc ngài tìm ra khả năng chạy máy của điện là một phát kiến khoa học! Tới một lúc nào đó, mọi người sẽ hiểu điều này!
-Tôi không rõ họ có hiểu không? Thuyền trưởng Nê-mô lạnh lùng trả lời
-Nhưng dù sao tôi cũng đã ứng dụng sức mạnh quý giá ấy một cách rộng rãi. Nó rọi lên chúng ta một thứ ánh sáng đều và cố định mà mặt trời không có được. Bây giờ mời ngài xem cái đồng hồ này: nó chạy bằng điện và rất chính xác. Tôi đã chế tạo nó theo sơ đồ của I-ta-li-a và chia mặt đồng hồ ra thành hai mươi bốn giờ, vì đối với tôi không có ngày đêm, không có mặt trời, mặt trăng, mà chỉ có thứ ánh sáng nhân tạo này mà tôi mang xuống đáy biển. Ngài thấy không, bây giờ là mười giờ sáng.
-Rất đúng.
-Và đây là một ứng dụng khác của điện. Cái mặt đồng hồ đối với ngài dùng để chỉ tốc độ của tàu Nau-ti-lúx. Nó nối với chân vịt bằng dây điện và luôn luôn cho tôi biết tàu đang chạy với tốc độ nào. Ngài nhìn xem, chúng ta đang đi quá mười lăm hải lý một giờ.
-Thật kỳ diệu!
-Tôi thốt lên.
-Quả là ngài đã giải quyết đúng đắn nhiệm vụ ứng dụng một năng lượng mới mà trong tương lai sẽ thay thế sức gió, sức nước và những động cơ hơi nước.
-Chúng ta chưa xem hết đâu, ngài A-rô-nắc ạ, -thuyền trưởng Nê-mô đứng dậy.
-Nếu ngài muốn, chúng ta sẽ xuống phía lái. Thế là tôi đã thực sự làm quen với cấu trúc bên trong của chiếc tàu ngầm. Từ giữa tàu lên mũi tàu có: phòng ăn dài năm mét cách thư viện một bức tường không thấm nước; thư viện dài độ năm mét; phòng khách dài mười mét, cách phòng thuyền trưởng (dài năm mét) cũng bằng một bức tường không thấm nước; bên cạnh là phòng của tôi dài hai mét rưỡi; cuối cùng là khoang chứa không khí dài bảy mét rưỡi. Tổng cộng ba mươi lăm mét! Những bức tường không thấm nước và những cánh cửa đóng kín là những bảo vệ vững chắc, nếu bộ phận nào đó trong tàu bị rò thủng. Tôi theo thuyền trưởng Nê-mô đi dọc những hành lang hẹp và cuối cùng lại đến giữa tàu. ở đó có một phòng hẹp nằm giữa hai bức tường không thấm nước. Một chiếc thang bắt vít chặt vào chân tường, ghếch lên tới trần. Tôi hỏi Nê-mô, chiếc thang đó dẫn tới đâu.
-Tới xuồng, -Nê-mô trả lời.
-Sao? Ngài có xuồng nữa à?
-Tôi hơi ngạc nhiên.
-Tất nhiên! Một chiếc xuồng tuyệt vời, vừa nhẹ, vừa chắc, dùng để dạo chơi và đánh cá.
-Nghĩa là ngài phải cho tàu nổi lên mặt biển để thả xuồng xuống nước?
-Hoàn toàn không phải thế! Xuồng được đặt ở một chỗ đặc biệt trên boong tàu, phía lái. Nó có một cái nắp không thấm nước và được vít bù-loong rất chặt. Chiếc thang này dẫn đến một cái nắp hẹp trên boong tàu. Cái nắp này lại thông với một cái nắp khác cũng như vậy dưới đáy xuồng. Tôi chui qua hai cái nắp đó để vào xuồng. Cái nắp trên boong đóng lại ngay. Sau đó tôi đóng chặt cái nắp trong xuồng, rồi tháo bù-loong. Xuồng lập tức nổi lên mặt nước. Tôi mở nắp xuồng, dựng cột buồm, rồi chèo. Thế là tôi đã ở giữa biển khơi!
-Thế ngài trở về tàu bằng cách nào?
-Thưa giáo sư, tôi không trở về tàu theo lối cũ, mà chính tàu Nau-ti-lúx phải nổi lên mặt biển!
-Theo lệnh ngài?
-Vâng, theo lệnh tôi. Xuồng được nối với tàu bằng dây điện. Tôi gọi điện xuống tàu, thế là xong! Tôi ngắm nhìn tất cả những điều kỳ diệu đó rồi nói:
-Quả thực không có gì có thể đơn giản hơn! Chúng tôi đi ngang qua một cánh cửa mở vào một căn phòng nhỏ, dài không quá hai mét, nơi Công-xây và Nét đang chén một bữa ngon tuyệt. Sau đó, cánh cửa bên cạnh mở, chúng tôi ngó vào: đó là bếp dài ba mét, hai bên là kho chứa thực phẩm rộng. Điện quả là tiện hơn bất kỳ một thứ hơi đốt nào. Mọi thứ đều được chế biến bằng điện. Những dây điện chạy vào một cái máy làm bằng những tấm bạch kim nhỏ, nung đỏ bạch kim lên và duy trì một nhiệt độ cần thiết để nấu ăn. Điện còn dùng để chạy máy lọc cung cấp nước ngọt tinh khiết cho tàu. Gần bếp là phòng tắm đầy đủ tiện nghi, có vòi nước nóng và nước lạnh... Tiếp theo là phòng ở của thủy thủ dài năm mét. Nhưng cửa phòng đóng kín nên tôi không xác định được số lượng người làm trên tàu. Bức tường không thấm nước thứ tư ngăn phòng ở của thủy thủ với buồng máy. Chúng tôi mở cửa bước vào buồng, nơi thuyền trưởng Nê-mô -một kỹ sư hạng nhất -đặt các máy móc chạy tàu Nau-ti-lúx. Buồng máy dài khoảng hai mươi mét, điện sáng trưng. Nó gồm hai phần: phần đầu có những ắc-quy sản ra điện năng; phần sau gồm toàn máy móc. Tôi ngửi thấy ngay một mùi khó chịu trong buồng máy. Thuyền trưởng Nê-mô nhận ra điều đó và nói:
-Ngài đã ngửi phải mùi của chất khí lấy ra từ na-tri. Nhưng cũng đành chịu, biết làm thế nào? Tuy vậy, sáng nào tôi cũng thông gió rất kỹ trong cả tàu. Tất nhiên tôi rất thú vị khi xem buồng máy của tàu Nau-ti-lúx. Thuyền trưởng Nê-mô nói:
-Ngài thấy đấy, điện do ắc-quy sản ra được đưa đến buồng máy, làm chạy động cơ điện. Những động cơ này thông qua một hệ thống máy phức tạp làm quay chân vịt. Mặc dù chân vịt có đường kính tới sáu mét, nó vẫn quay được với tốc độ một trăm hai mươi vòng một giây.
-Và đẩy tàu chạy nhanh...
-Năm mươi hải lý một giờ. ở đây có ẩn giấu một điều bí mật mà tôi không dám nài Nê-mô giải thích. Điện sao có được cường độ cao như vậy? Cái năng lượng cực mạnh ấy bắt đầu từ đâu?... Tôi hỏi:
-Thưa thuyền trưởng, những thành tựu của ngài thật đã rõ ràng, tôi không dám đòi hỏi giải thích gì thêm. Tôi vẫn chưa quên chuyện tàu Nau-ti-lúx đã chạy xung quanh tàu Lin-côn tài tình và nhanh thế nào. Nhưng tốc độ cao chỉ là một mặt. Còn cần phải thấy hướng đi của tàu. Còn cần biết cách lái tàu sang phải, sang trái, nổi lên, lặn xuống nữa! Ngài làm thế nào để có thể lặn xuống biển sâu, nơi áp suất lên tới một trăm át-mốt-phe? Làm thế nào để nổi lên mặt biển được? Sau hết, làm thế nào để tàu chạy được ở mức nước do mình lựa chọn? Nhưng hỏi ngài như vậy có lẽ hơi sỗ sàng, phải không ạ?
-Thưa giáo sư, không sao cả, -Nê-mô trả lời sau giây lát ngập ngừng, -vì ngài sẽ vĩnh viễn gắn bó với con tàu này. Bây giờ mời ngài vào phòng khách. ở đó có một chỗ làm việc thật sự, ngài sẽ được biết tất cả những điều cần biết về tàu Nau-ti-lúx.